Chúng ta đều biết cấu trúc tinh thể của kim cương là cacbon nhưng còn màu sắc của kim cương thì như thế nào? Do đâu mà kim cương lại có màu sắc khác nhau dù đa phần kim cương là không màu? Và hẳn bạn sẽ có thắc mắc là tại sao giá của những viên kim cương màu lại đắt hơn so với những viên kim cương không màu. Hãy cùng HungPhatUSA tìm hiểu nhé.

Tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho kim cương có màu vàng thậm chí màu nâu. Trong tiêu chuẩn GIA thì viên kim cương không màu là "D" và vàng là "Z". Đôi khi người ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Những viên kim cương có điểm màu thật thấp hay thật cao rất hiếm, và cũng rất đắt tiền. Từ D-G là những viên không màu, từ H-J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y là màu vàng nhạt hay nâu. Tuy nhiên, viên kim cương màu vàng nhạt Z rất hiếm có và có giá trị rất cao.
Nâu là màu kim cương thường gặp nhất cũng là màu sớm được chế tác thành trang sức. Người La Mã thế kỷ thứ 2 đã tạo ra những chiếc nhẫn kim cương nâu và được dùng phổ biến trong công nghiệp thời thập niên 80. Sau này, nó trở nên phổ biến khi những thợ chế tác của Úc tạo ra bộ trang sức và họ lấy cái tên là kim cương màu cô-nhắc hay sâm panh.

Với kim cương có màu vàng thì đến khoảng năm 1900, nhu cầu mua sắm và sử dụng kim cương vàng còn rất hạn chế. Tuy nhiên khi được chế tác làm đồ trang sức hay để bên cạnh những viên không màu nhỏ hơn thì nó trở nên vô cùng nổi bật.

Ngoài không màu, vàng, nâu ta còn bắt gặp những viên kim cương có màu sắc khác như hồng, đỏ, xanh… Đó là do những tạp chất có các nguyên tố khác ví dụ như Bo, càng nhiều nguyên tố Bo thì viên kim cương càng xanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét